Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Cách luộc lại bánh chưng sau tết hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhiều gia đình chọn cách làm thật nhiều để ăn dần tuy nhiên chỉ ăn được vài ngày thì ai nấy cũng đều rất ngán món bánh chưng này, và có nhiều người vì không biết cách bảo quản mà thường chỉ sử dụng được khoảng 2-3 ngày là đã bị hư mốc và không ăn được. Thế thì thật là uổng phí phải không nào? Hôm nay blog sẽ hướng dẫn cho bạn cách bảo quản bánh chưng, cũng như các cách luộc lại bánh chưng sau Tết nhé!
Cách luộc lại bánh chưng sau tết – Cách bảo quản bánh chưng
Bảo quản nhiệt độ thường
Bánh chưng sau khi được nấu chín, bạn nên sử dụng nước sạch rửa lại thật kỹ bên ngoài bánh bánh nhằm rửa sạch các chất nhựa trong lá.
Khi rửa lại vỏ bánh, phần nước và nhớt tiết ra trong quá trình luộc sẽ được loại bỏ và không bám ngoài bỏ bánh nữa, nhờ đó tránh cho bánh bị ôi thiu nhanh. Đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
Treo bánh tại nơi thoáng mát giúp bánh khô ráo hoàn toàn.
Khi treo bánh lên, phần mặt bánh chưng sẽ khô ráo, đảm bảo vệ sinh nên. Nên bánh chưng sẽ giữ được lâu hơn
Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ém bánh chặt lại hơn. Bánh sau khi được rửa sạch, phơi khô, bạn đặt lên mặt phẳng, dùng mâm hoặc phủ vải nilon lên trên, tiếp tục đặt vật nặng như thớt gỗ hoặc chai nước để đè lên. Chú ý, bạn cần đặt vật nặng đè đều lên toàn bộ bánh để chúng được ép dàn đều.
>>> Xem thêm: Giao thừa năm 2022 – 29 cũng là 30 Tết!
Bảo quản bằng nhiệt độ
Để bánh chưng vào tủ lạnh có thể khiến bánh dễ bị lại gạo (cứng gạo). Tuy nhiên, đối với thời tiết nóng ẩm bánh sẽ dễ dàng bị mốc và ôi thiu, chính vì vậy mà chúng ta cần phải bảo quản bánh trong tủ lạnh. Tuy nhiên để bánh không bị nhanh cứng hay gạo không bị co hoặc sượng lại thì chúng ta nên để bánh ở nhiệt độ 5 – 10 độ C.
Để bánh được bảo quản lâu bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói vào ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ.
Ngoài ra nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn có thể đặt bánh lên ngăn đá, tuy nhiên bạn cần rã đông bánh ở nhiệt độ thường và luộc lại bánh khi dùng. Nếu bảo quản ở ngăn đá bạn có thể để bánh được khoảng 15 ngày.
Xem thêm video Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam bên dưới bạn nhé!
Cách luộc lại bánh chưng Tết sau đó là chế biến như thế nào?
Để mà ăn hoài một món bánh chưng luộc suốt cả tháng tết thì thật là ngán, hãy cùng trở thành những nhà đầu bếp tài ba khi tự mình chế biến các món ăn từ bánh chưng nhé!
Bánh chưng rán sốt chua cay
Nguyên liệu:
- 1 cái bánh chưng, khoảng 500g, cắt miếng vừa ăn
- 3 muỗng súp tương ớt
- 2 quả ớt hiểm băm nhỏ
- 2 muỗng súp nước cốt me
- 4 muỗng cà phê đường cát trắng
- 3 muỗng súp tôm khô, ngâm mềm, giã nát
- 1 muỗng súp nước mắm chấm ngon
- Hành tỏi băm, tiêu, dầu ăn và hạt nêm
Cách làm:
– Cho vào chảo không dính một chút dầu, đun nóng rồi cho bánh chưng vào chiên vàng 2 mặt.
– Dầu nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm, rồi cho tôm khô vào xào thơm, cho nước cốt me, tương ớt, ớt hiểm vào xào thơm. Nêm 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm chấm ngon, 1 thìa cà phê hạt nêm, tắt bếp.
– Cho bánh chưng ra đĩa, rưới sốt sa tế me lên trên. Dùng nóng.
– Vị sốt me chua chua, ngọt ngọt lại cay cay rất hấp dẫn, bánh chưng rán sẽ càng tuyệt hơn với chút dưa hành, dưa góp hoặc củ kiệu chua ăn kèm.
Pizza bánh chưng
Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng đây là một trong những công thức biến thể dành cho món bánh chưng để giúp bạn có thể “chén liền tù tì” mà không cảm thấy chán.
Nguyên liệu:
- ½ cái bánh chưng
- ớt chuông
- 2 cái trứng gà
- Phô mai
- Hành lá, cà rốt, đậu Hà Lan, ngô ngọt
Cách làm:
Bánh chưng tách phần nhân và vỏ để riêng. Sau đó, lấy phần vỏ bánh vào bát tô và trộn đều cùng hành lá và 1 quả trứng gà.
Bắc chảo lên bếp và cho dầu vào. Để dầu nóng già thì cho phần vỏ bánh đã trộn với trứng gà và hành lá vào chảo. Chiên sơ qua 2 mặt bánh khoảng 2 phút với lửa nhỏ.
Phần nhân bánh cùng với pho mát cùng rau củ còn lại dàn đều trên mặt bánh vừa chiên. Sau đó, cho quả trứng gà còn lại vào chính giữa miếng bánh và đậy nắp vung lại.
Tiếp tục chiên ở lửa thấp khoảng từ 7 – 10 phút cho bánh vàng đều. Cho bánh ra đĩa và thưởng thức món pizza bánh chưng có 1-0-2 nhé.
>>> Khám phá những món ăn ngày Tết Việt Nam đặc trưng
Bánh chưng bọc khoai rán
Nguyên liệu:
- ½ cái bánh chưng
- 1 củ khoai lang vàng
- 150ml nước cốt dừa
- 50ml nước lọc, 20g đường, 10g bột năng, lạc
- Hành lá và gia vị
Cho hỗn hợp nước cốt dừa, bột năng, nước lọc và đường trộn đều nhau rồi cho lên bếp khấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi và sệt lại.
Đun nóng già 1/3 bát dầu ăn rồi cho ½ bát hành lá thái nhỏ vào để làm mỡ hành.
Gọt vỏ khoai lang sau đó luộc chín. Sử dụng ½ thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa mỡ hành vào khoai đã luộc chín và bóp nhuyễn lại với nhau.
Lạc rang chín tách vỏ, giã nhuyễn. bánh chưng thái lát mỏng vừa ăn cho vào nồi hấp cách thủy để làm mềm. Cho bánh chưng vào 1 túi nilon sạch vào nhồi nhuyễn.
Sau đó, chuẩn bị một tấn nilon sạch và dàn bánh chưng đã nhồi nhuyễn thành hình chữ nhật. Dùng khoai lang đã bóp nhuyễn phết 1 lớp lên mặt bánh và cuộn lại. Sau đó chiên vàng ngập dầu.
Dùng kéo cắt bánh thành khối vuông nhỏ và rưới nước cốt cùng mỡ hàng và lạc rang giã nhỏ lên mặt bánh.
Mình vừa chia sẻ đến các bạn một số mẹo nhỏ để áp dụng vào mùa Tết này, nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin Tức của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm: Tết nguyên đán 2022 – Tết của năm con Hổ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY NHÉ!